Sự chuyển đổi giữa sinh sản hữu tính và sinh sản vô tính Sinh_sản_vô_tính

Một vài chủng loài chuyển đổi giữa sinh sản hữu tính và vô tính theo chiến lược. Đó là một khả năng đặc biệt, gọi là sự dị giao (heterogamy), tùy thuộc vào các điều kiện. Sự chuyển đổi luân phiên này được thấy ở vài loài luân trùng và một số côn trùng, chẳng hạn như một số loài rệp, sẽ thay đổi trong vài điều kiện nhất định, sinh ra trứng mà không qua giảm phân, do đó tự nhân bản chúng. Loài ong Apis mellifera capensis ở mũi Hảo Vọng có thể sinh sản vô tính qua một quá trình gọi là thelytoky. Một vài chủng loài lưỡng cư, bò sát, chim cũng có khả năng tương tự. Ví dụ loài giáp xác nước ngọt Daphina sinh sản bằng phương pháp trinh sản(parthenogenesis) vào mùa xuân để gia tăng mật độ trên các ao hồ. Sau đó chuyển sang sinh sản hữu tính vì mức độ cạnh tranh và tìm mồi. Một ví dụ khác là loài luân trùng monogonont thuộc chi Brachionus, sinh sản thông qua trinh sản theo chu kỳ: khi mật độ bầy đàn thấp, những con cái sẽ sinh sản vô tính. Còn khi mật độ bầy đàn cao hơn, một tín hiệu hóa học sẽ tích lũy và gây ra sự chuyển đổi sang sinh sản hữu tính. Nhiều loài sinh vật nguyên sinh và nấm cũng chuyển đổi giữa sinh sản hữu tính và vô tính.

Loài nấm mốc nhớt Dictyostelium trải qua sự phân đôi (nguyên phân) như các amip đơn bào trong những điều kiện phù hợp. Tuy nhiên, khi những điều kiện trở nên không phù hợp, các tế bào tập hợp lại và theo một trong hai hướng phát triển khác nhau tùy thuộc vào điều kiện. Nếu theo hướng tập thể, chúng sẽ hình thành một dãy đa bào, sau đó là quả thể để tạo ra bào tử một cách vô tính. Còn theo hướng hữu tính, hai tế bào sẽ nhập lại với nhau, tạo thành một tế bào lớn và sẽ phát triển thành một túi bao lớn. Khi túi bao này nảy mầm, nó sẽ giải phóng hàng trăm tế bào amip, là sản phẩm của sự tái tổ hợp phân bào giữa hai tế bào gốc.[13]

Sợi nấm của loài nấm mốc thường thấy (Rhizopus) thì có khả năng sinh sản bằng nguyên phân cũng như phân bào tạo bào tử. Nhiều loài tảo cũng chuyển đổi tương tự giữa sinh sản vô tính và hữu tính.[14] Một số thực vật sử dụng cả sinh sản vô tính lẫn hữu tính để tạo ra cây mới, vài chủng loài chuyển đổi từ hình thức sinh sản chính là hữu tính sang vô tính trong nhiều điều kiện môi trường đa dạng.[15]

Sự kế thừa sinh sản vô tính ở những chủng loài hữu tính

Ví dụ, ở loài luân trùng Brachionus calyciflorus sự sinh sản vô tính (bắt buộc là trinh sản) có thể được kế thừa bởi gen đẳng vị (allel) lặn, dẫn đến sự mất đi khả năng sinh sản hữu tính ở thế hệ con đồng hợp tử.[16] Sự kế thừa sinh sản vô tính bởi một vị trí lặn cũng được tìm thấy ở loài ong bắp cày ký sinh Lysiphlebus fabarum.[17]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Sinh_sản_vô_tính http://www.britannica.com/EBchecked/topic/498542/r... http://books.google.com/books?id=F7CWXuYZFq8C&pg=P... http://books.google.com/books?id=UUorj_O2dcsC&pg=P... http://books.google.com/books?id=_KJdaiLKAogC&pg=P... http://www.ingentaconnect.com/content/ap/jt/1995/0... http://www.regina.com/bookmarks/boa-constrictor-pr... http://www.sciencedaily.com/releases/2008/10/08101... http://www.washingtonpost.com/wp-dyn/content/artic... http://www.tulane.edu/~wiser/protozoology/notes/in... //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/16950097